QG COSMEC
Thứ Năm, 17/11/2022

21 cách trị hói đầu bằng phương pháp thiên nhiên hiệu quả tại nhà

Rụng tóc, hói đầu đang trở thành căn bệnh thời đại. Điều này không chỉ là nỗi ám ảnh của đàn ông mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Sử dụng thảo dược trị hói được nhiều người ưa chuộng, nhưng loại nào mới có tác dụng? Ngoài sử dụng thảo dược thì có cách trị hói đầu nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc “ra đi không lời từ biệt” dẫn tới hói đầu, nhưng theo y khoa thì có 4 nhóm chính:

  • Rụng tóc hói đầu do rối loạn thần kinh nội tiết: Ở nam giới, xáo trộn thần kinh nội tiết do thiếu hoặc thừa testosterone đều có thể gây hói. Ở nữ, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn sinh con, tiền mãn kinh - mãn kinh… làm nội tiết tố biến động, gây suy yếu tế bào mầm tóc, dẫn đến tóc thưa và hói đầu.

  • Hói đầu do thiếu hụt dinh dưỡng: Những người sau phẫu thuật, giảm cân cấp tốc, mất máu nhiều… cơ thể thiếu dinh dưỡng khiến cho các tế bào mầm tóc èo uột là nguyên nhân khiến tóc nhanh chóng rời đi.

  • Rụng tóc, hói đầu do tác động vật lý: Đây là nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu làm đẹp tóc ở cả nam và nữ. Tóc bị kéo căng thường xuyên khiến cho sợi tóc yếu, dễ rụng hơn. Nguyên nhân khác là do thói quen bứt/nhổ tóc.

  • Rụng tóc, hói đầu do di truyền: Nếu có người thân trong gia đình bị hói, bạn cũng có nguy cơ hói đầu cao. Hói do di truyền thường gặp ở nam giới.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc trị ung thư, hóa trị, xạ trị cũng có thể là nguyên nhân gây hói đầu, rụng tóc.

Hói đầu có chữa được không?

Bệnh hói đầu có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, hiệu quả trị hói, tóc mọc lại nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây hói, tình trạng tóc hiện tại, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng và quá trình tuân thủ điều trị của người bệnh. 

Hiện nay, có một số phương pháp hỗ trợ điều trị hói đầu hiệu quả nhờ giúp ngăn rụng tóc, duy trì mái tóc và trong một số trường hợp. Thậm chí, các giải pháp hiện đại có thể kích thích mọc lại một số hoặc toàn bộ số tóc bạn đã mất ở quá khứ, nếu như nang tóc vẫn còn.

Phương pháp nào chống hói đầu hiệu quả nhất?

1. Cải thiện hói đầu bằng các phương pháp dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, ông bà xưa cho rằng các loại nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu như vỏ bưởi, hành tây, gừng, hạt tiêu, lá ổi... cải thiện hói đầu rất tốt. Vì những loại nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp làm sạch da đầu, trị gàu, ngăn ngừa các bệnh về da đầu đồng thời kích thích tóc mọc nhanh chóng.

Cũng vậy, các loại nguyên liệu có tinh dầu như dầu oliu, dầu dừa, mật ong, nha đam, trứng giúp cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho tóc, giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng, giảm khô xơ và chẻ ngọn.

Các phương pháp dân gian này đã được ông bà áp dụng từ xa xưa. Thực tế, nhiều phụ nữ duy trì thói quen gội đầu thường xuyên bằng các nguyên liệu thiên nhiên từ khi còn trẻ, ít sử dụng các loại dầu gội hóa chất và hạn chế các phương pháp uốn, duỗi, nhuộm thường có mái tóc đen, dày và suôn mượt khi đã lớn tuổi.

Khi chăm sóc tóc bằng những nguyên liệu tự nhiên, thao tác xoa bóp, massage vùng da đầu cũng giúp máu lưu thông tốt hơn và sợi tóc được nuôi dưỡng khỏe đẹp hơn. Tuy nhiên, hiệu quả trong cách điều trị hói đầu ở nam giới của các loại trên vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là trường hợp hói đầu di truyền, hói lâu năm.

Thêm vào đó, nhược điểm khi áp dụng các phương pháp dân gian bằng các nguyên liệu tự nhiên trên đòi hỏi bạn cần kiên trì trong thời gian dài và tốn công sức để chế biến nguyên liệu chăm sóc tóc. Với cuộc sống bận rộn ngày nay, đây là hạn chế lớn nhất của phương pháp này khiến rất ít người có thể duy trì.

2. Khắc phục hói đầu bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc công nghệ cao

Còn được gọi là phương pháp lăn kim kích thích nang lông, phương pháp lăn kim tế bào gốc cải thiện hói đầu xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây đang được xem là phương pháp giúp cải thiện tình trạng hói đầu ở nam và nữ. Kỹ thuật lăn kim tế bào gốc được tiến hành bằng cách dùng máy ly tâm để phân tách huyết thanh khỏi các tế bào hồng cầu.

Sau đó, huyết thanh sẽ được tiêm vào da đầu, đặc biệt là vào các khu vực cần mọc tóc. Một liệu trình giúp cải thiện rụng tóc kéo dài trong khoảng 1 tháng và phải sau 3 tháng mới thấy kết quả.

Nhược điểm của phương pháp ngăn ngừa tóc hói da đầu này là chi phí cho một lần điều trị lên tới hơn 2.000 USD, (tương đương hơn 40 triệu đồng) và đôi khi cần kết hợp với kỹ thuật cấy tóc rất tốn kém. Ngoài ra, phương pháp này có thể cho hiệu quả không cao với trường hợp rụng tóc do xáo trộn nội tiết ở nam và nữ.

3. Giải pháp hết hói đầu bằng phương pháp thúc đẩy tế bào mầm tóc

Phát hiện mới gần đây cho thấy tóc rụng hay mọc đều do Tế bào mầm tóc - nguyên liệu để hình thành sợi tóc - quyết định. Khoa học cũng chứng minh rằng Tế bào mầm tóc bị suy yếu khiến tóc mảnh, thời gian mọc tóc ngắn, lâu ngày không mọc nữa là nguyên nhân cốt lõi của bệnh rụng tóc, hói đầu và tình trạng tóc yếu, khô, xơ, chẻ ngọn… Đặc biệt, tế bào mầm tóc được điều khiển bởi thần kinh nội tiết nên quá trình rụng tóc, mọc tóc ở 2 giới là khác nhau.

Do đó, giải pháp giúp mọc tóc tối ưu là cung cấp những dưỡng chất chuyên biệt giúp bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc theo cơ chế chuyên biệt riêng cho nam và riêng cho nữ. Giải pháp này hiệu quả hơn và tiện lợi hơn so với phương pháp dân gian và an toàn hơn so với các phương pháp xâm lấn công nghệ cao.

Cách trị hói đầu tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

Vì chữa hói đầu cần nhiều thời gian nên ngoài sử dụng sản phẩm giảm rụng và mọc tóc chắc khỏe, việc áp dụng kỹ thuật chữa hói đầu tại nhà góp phần rút ngắn thời gian chữa trị.

1. Ngăn rụng, chữa hói bằng tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi có thể giúp giảm rụng tóc và gia tăng số lượng tóc mọc mới nhờ chứa nhiều pectin, vitamin A, C… Nên chọn những quả bưởi có vỏ sần sùi sẽ chứa nhiều tinh dầu hơn. Dùng vỏ bưởi nấu nước để gội đầu hoặc cũng có thể sử dụng tinh dầu bưởi đã được tinh chế xịt lên tóc và để trên da đầu. Đừng quên xem thêm bài viết cách trị rụng tóc bằng vỏ bưởi cho hiệu quả rất khả quan nhé!

2. Ủ tóc với dầu ô-liu

Ủ tóc trước khi gội đầu bằng dầu ô-liu sẽ làm tóc mềm mại và giảm gãy rụng. Bạn có thể ủ tóc với dầu ô-liu, hoặc trộn dầu ô-liu với dầu dừa và dầu mè, dầu ô-liu cùng lòng đỏ trứng gà, mật ong sẽ giúp mái tóc mềm mượt, nhanh dài hơn. Chất chống oxy hóa trong dầu ô-liu có thể ngăn quá trình lão hóa, giúp điều trị một số vấn đề về da giúp tóc bóng khỏe, ngăn ngừa tóc rụng.

3. Gội đầu bằng bồ kết

Như một loại dầu gội của dân gian, bồ kết phổ biến và nổi tiếng với công dụng giúp tóc đen mượt. Trái bồ kết chứa hoạt chất flavonoid và saponaretin bảo vệ nang tóc trước sự xâm nhập của vi trùng giúp tóc nhanh mọc và sợi tóc đen, bóng mượt hơn. 

Sao vàng hoặc nướng trái bồ kết rồi cho vào nước đun sôi, sau đó gội đầu đều đặn để mang lại hiệu quả ngăn ngừa rụng tóc và hói đầu.

4. Nước ép hành tây ngăn ngừa rụng tóc

Đã được biết đến trong rất nhiều món ăn, hành tây còn được ứng dụng vào công cuộc làm đẹp, chữa hói đầu. Thoạt nghe có thể khó tin nhưng thực chất hành tây giúp ích cho mái tóc là sự thật. Từ nhiều nghiên cứu, hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây tích cực làm sạch và cải thiện tình trạng nang tóc yếu.

Nhờ đó, tóc con dễ dàng mọc lên, hạn chế tóc gãy rụng. Cho hành tây xay nhuyễn, lọc lấy nước và thoa đều lên chân tóc, để khoảng 30 phút thì gội đầu lại sạch bằng dầu gội.

5. Ủ tóc với nước trà xanh

Trong nước chè xanh có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng giúp tăng cường khả năng chống lại quá trình oxy hóa làm tóc hư tổn. Chỉ cần một nắm lá chè xanh đem đun với nước dùng để ủ tóc, gội đầu thường xuyên hoặc uống 2-3 ly nước chè xanh mỗi ngày cũng gia tăng khả năng chống oxy hóa cho cơ thể và mái tóc khỏe hơn.

6. Sử dụng nước cây nhọ nồi

Là loại cây khá quen thuộc ở vùng quê, thường mọc lẫn với các cây cỏ dại khác. Ít ai biết rằng loại cây cỏ bé nhỏ này lại có công dụng chữa rụng tóc, hói đầu. Một số dược chất có ích cho mái tóc như: tanin, caroten, ecliptin… có khả năng hạn chế tóc bạc sớm, giảm rụng tóc.

Thông thường, cây nhọ nồi được kết hợp trong bài thuốc dân gian như: xuyên tiêu, ban miêu, hoa hồng… để chữa rụng tóc, làm đen tóc tự nhiên. Cách trị hói đầu dân gian từ cây cỏ nhọ nồi được sử dụng khá nhiều chủ yếu là ngâm với cồn, sau thời gian ngâm người ta lấy dung dịch này bôi lên tóc (tránh vùng mắt), 2-3 lần/ngày. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy tóc con mọc lên đen hơn, đồng thời hạn chế được tóc rụng.

7. Giảm hói tóc nhờ lá ổi

Ngày xưa, ông bà ta thường dùng nước lá ổi gội đầu để giảm gàu, uống thay cho nước lọc để giảm rụng tóc. Theo Top Healthy Life Advices, lá ổi có tác dụng tốt để giảm số lượng tóc rụng khi nghiên cứu trên cả nam và nữ mắc phải chứng rụng tóc. Việc sử dụng lá ổi hàng ngày còn tăng lượng tiểu cầu, bổ sung vitamin B kích thích tóc mọc nhanh hơn.

8. Dầu vừng và nước cốt chanh

Dầu vừng ngoài là thực phẩm tốt cho sức khỏe, còn là nguyên liệu giúp tóc nhanh dài và chữa rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu. Sử dụng một ít nước cốt chanh sẽ làm sạch da đầu và nang tóc, tạo điều kiện cho dầu vừng thấm sâu hơn. Từ đó, ngăn ngừa rụng tóc, giảm gàu, ngứa đầu hiệu quả. Đây cũng được xem là 1 giải pháp làm sao để hết hói đầu mà chị em cần phải biết.

9. Sử dụng tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo chứa các hoạt chất được cho là không chỉ giúp giảm tình trạng khô và ngứa da đầu, giúp giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa tóc bạc. Ngoài ra, tinh dầu hương thảo còn có tác dụng chống viêm, cải thiện quá trình lưu thông máu, phục hồi sự phát triển của tóc, giảm rụng tóc.

Có thể sử dụng vài giọt tinh dầu hương thảo massage trực tiếp vào da đầu 5-10 phút, hoặc có thể trộn tinh dầu với dầu gội đầu và gội đầu bình thường. Tinh dầu sẽ thẩm thấu và da đầu ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc nhanh dài hơn.

10. Lá neem (hay còn gọi sầu đâu) ngăn ngừa đầu hói tóc

Lá neem có chứa nhiều dưỡng chất acid amin, vitamin và chất kháng khuẩn, cải thiện tình trạng da đầu bị ngứa do gàu. Tinh chất của lá sầu đâu còn cải thiện quá trình lưu thông máu, kích thích tóc mọc, ngăn ngừa rụng và bạc tóc sớm. 

Cách làm là dùng lá neem xay nhuyễn trộn cùng sữa chua thành hỗn hợp sền sệt và thoa lên tóc, từ chân tóc ra đến ngọn. Để khoảng 15 phút thì gội đầu sạch. Nên thực hiện 2 lần/tuần để đạt kết quả. Ngoài ra, có thể kết hợp lá neem với dầu ô-liu, dầu dừa rồi ủ tóc và gội sạch lại cũng là cách chăm sóc tóc hiệu quả. 

11. Ủ tóc với hoa dâm bụt

Những dưỡng chất trong hoa dâm bụt được cho là không chỉ ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu  mà còn kích thích tóc mọc nhanh hơn, hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc bị bạc sớm. 

Cách làm là kết hợp hoa dâm bụt với một loại dầu mà bạn thích (dầu dừa, dầu ô-liu…). Đun nóng dầu và hoa dâm bụt vài phút, chờ nguội, rồi lấy bông gòn thấm và thoa đều lên da đầu và tóc. Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút và nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì gội đầu bằng nước sạch. 

12. Massage da đầu với hương nhu

Hương nhu là loại thảo dược có mùi hương dễ chịu, có công dụng tuyệt vời giúp mái tóc khỏe đẹp. Tinh dầu hương nhu chứa nhiều dưỡng chất eugenol, P.xymen, O.xymen, Carvacrol, Camphen, Limonene, alpha và beta pinea...  giúp mái tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng và làm sạch da đầu. Ngoài ra, hàm lượng chống oxy hóa cao trong hương nhu giúp tăng khả năng chống khuẩn, giúp làm sạch vi khuẩn trên da đầu (nấm, gàu), bảo vệ chân tóc và da đầu, kích thích tóc phát triển. 

Cách làm: Dùng là hương nhu phơi khô và tán thành bột mịn. Sau đó, trộn bột hương nhu với dầu ô-liu đã được hâm nóng. Lấy hỗn hợp này thoa thoa đều lên tóc và massage nhẹ nhàng trong 10 phút và để khoảng 30 phút thì gội đầu lại bằng nước sạch. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả. 

13. Sử dụng gừng tươi ngăn ngừa hói đầu

Gừng tươi không chỉ  được biết đến là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng với sức khỏe như: trị ho, giải cảm, trị buồn nôn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa… mà còn giúp chăm sóc mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, cải thiện tình trạng tóc thưa, hói đầu.

Gừng tươi chứa các dưỡng chất đa dạng với các loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm, ngứa da đầu. Ngoài ra, những hoạt chất trong gừng còn tăng cường khả năng lưu thông máu, kích thích tóc mọc nhanh, cải thiện hói đầu hiệu quả. Do đó, đừng bỏ qua gừng nếu bạn đang đi tìm giải pháp cho các phương pháp chữa hói đỉnh đầu lâu năm. Cuối cùng, đừng bỏ qua cách trị rụng tóc bằng gừng tươi!

14. Gội đầu với nước sả giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc

Sả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: A, B, C, kẽm, canxi, kali, chất chống oxy hóa… là những dưỡng chất nuôi dưỡng tóc khỏi các yếu tố bị tổn thương, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Ngoài ra, sả còn có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, mang lại giấc ngủ ngon và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc. 

Cách làm: Thân sả phơi khô và nấu với nước đun sôi, chở nguội, lọc lấy nước. Sau khi gội đầu sạch thì dùng nước sả để gội đầu lại. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần.

Lưu ý: Các bí quyết điều trị hói đầu tại nhà bằng các phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, đòi hỏi người dùng phải kiên nhẫn sử dụng dài lâu. Ngoài áp dụng cách chữa hói đầu tại nhà từ thiên nhiên bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày; hạn chế làm tóc bằng hóa chất, nhiệt độ cao; giảm stress...

Nếu thấy tóc rụng bất thường và nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày thì cách chữa từ bên ngoài là chưa đủ. Bạn nên chăm sóc từ bên trong nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong để giúp sợi tóc phát triển đúng chu trình, tóc mới mọc chắc khỏe.

15. Cây cọ lùn có thể trị hói đầu 

Cây cọ lùn mọc nhiều ở Bắc Mỹ, có tên khoa học là Saw Palmetto và được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong việc điều trị bệnh và cải thiện các vấn đề rụng tóc, hói đầu. Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu cho 100 nam giới mắc chứng rụng tóc di truyền và di truyền ở mức độ nhẹ đến trung bình. Sau hơn 2 năm, một nhóm uống 320 miligam (mg) palmetto mỗi ngày, 38% những người uống palmetto đã cải thiện được tình trạng rụng tóc so với nhóm uống 1 mg Finasteride mỗi ngày.

Ngày nay, Saw Palmetto được chiết xuất thành dạng viên quá đường uống để dễ hấp thu hoặc là các chế phẩm chăm sóc tóc khác như dầu gội, dầu xả tóc. Saw Palmetto cũng là một thành phần có trong Qik Hair cho nam.

16. Bhringraj

Bhringaraj còn có tên gọi quen thuộc khác là cỏ mực. Bhringraj là một loại thảo dược có hoạt tính sinh học cao và chứa nhiều flavonoid và chất phytochemical như ecliptic, wedelolactone, polypeptide, polyacetylenes, steroid, sterol như stigmasterol, heptacosanol, hentriacontanol và triterpenes… 

Dầu Bhringraj tốt cho sự phát triển của tóc, đặc biệt là cho tóc rụng, tóc bạc và da đầu nhiều gàu. Xoa bóp tóc với dầu bhringaraj mang lại tác dụng xoa dịu đầu, cải thiện lưu thông máu trên da đầu. Đây là một trong những loại dầu dưỡng tóc có thể hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc. 

Cách làm như sau:

Trộn hỗn hợp bao gồm ½  muỗng bột bhringaraj và vài muỗng dầu dừa sao cho phù hợp với tóc của bạn. Bôi hỗn hợp này lên khắp da đầu và chân tóc. Đội mũ tắm và giữ hỗn hợp này trong 1-2 giờ và gội đầu thật sạch. Áp dụng cách dưỡng tóc này 3 lần một tuần để chống rụng tóc và ngăn tóc bạc sớm.

17. Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt là một trong những thực phẩm tốt cho tóc và dễ dàng thực hiện tại nhà. Hoa dâm bụt thậm chí còn được biết đến với khả năng tái tạo tóc ở những vùng da đầu bị hói. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng rụng tóc, bạn nên cân nhắc thử loại dầu từ loại hoa này. 

Cách làm khá đơn giản: Bạn lấy 7-8 bông hoa và lá dâm bụt. Rửa và lau khô chúng trước khi nghiền mịn. Cho chảo lên bếp, thêm vào một cốc dầu dừa và đổ hỗn hợp hoa dâm bụt đã nghiền vào đó. Đun nóng nó trong vài phút và để nguội. Khi dầu ở nhiệt độ phòng, hãy xoa bóp da đầu của bạn với dầu hoa dâm bụt. Để dầu trên tóc ít nhất 30 phút và gội sạch như bình thường. 

18. Biotin

Biotin hay còn gọi là vitamin B7 có khả năng kích thích sản xuất keratin cho tóc và hỗ trợ tăng tốc độ phát triển nang lông. Biotin thường không có sẵn trong cơ thể mà hầu hết là từ thực phẩm bạn ăn. 

Người ta tin rằng, bổ sung thực phẩm chứa biotin có thể giúp tóc giảm rụng, tóc mọc nhiều và khỏe hơn. Bạn cũng có thể thêm các thực phẩm giàu biotin vào bữa ăn hàng ngày để ngăn rụng tóc như: lòng đỏ trứng, các loại đậu, gan, khoai lang, nấm, bông cải xanh…

Cách khắc phục và chống hói tóc bằng thuốc Tây y

Bên cạnh các biện pháp điều trị rụng tóc, hói đầu tại nhà thì khắc phục rụng tóc và chống hói đầu bằng thuốc Tây y cũng là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi, hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y trong điều trị rụng tóc, hói đầu ở nam giới cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định điều trị hói đầu nam như:

Minoxidil (Rogaine): Là loại thuốc dạng lỏng hoặc bọt. 

  • Cách sử dụng: có thể uống hoặc thoa giúp điều trị rụng tóc androgen và nhiều dạng rụng tóc khác ở cả nam và nữ. 

  • Liều lượng: Sử dụng thuốc 2 lần/ngày giúp kích thích tóc mọc trở lại và ngăn ngừa tình trạng gãy rụng.

  • Mất bao lâu để thấy kết quả: Nếu minoxidil phù hợp với bạn, có thể mất đến 6 tháng để thấy kết quả. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn, bôi minoxidil hai lần một ngày, theo chỉ định của bác sĩ.

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: Khi sử dụng minoxidil, một số nam giới bị kích ứng da đầu. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm ngứa da đầu, đau đầu, làm rậm lông mặt, mệt mỏi, thay đổi huyết áp, bệnh lý tim mạch…

  • Nếu ngừng sử dụng minoxidil: Tóc mới mọc sẽ bị rụng nếu bạn chưa sử dụng đúng liệu trình (thường xảy ra trong vòng ba đến bốn tháng). Các bác sĩ da liễu cho biết, một số nam giới nói rằng tình trạng rụng tóc của họ trông tồi tệ hơn so với trước khi họ bắt đầu thoa thuốc minoxidil. 

Finasteride: Đây là loại thuốc kê đơn thường được sử dụng lâu dài.

  • Thuốc Finasteride đã được chứng minh là làm chậm quá trình rụng tóc ở khoảng 80% nam giới sau khi dùng. Một số nam giới cũng thấy tóc mọc lại, điều này có xu hướng xảy ra ở những người đàn ông bắt đầu dùng Finasteride khi nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường từ rất sớm.

  • Liều lượng sử dụng: Uống một viên thuốc/ngày.

  • Mất bao lâu để thấy kết quả: Nếu cơ địa phù hợp với thuốc Finasteride, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy kết quả sau khoảng 6 tháng sử dụng.

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: Một số nam giới dùng Finasteride có ghi nhận các tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, sưng và đau ở ngực và trầm cảm. Do mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ này, bác sĩ da liễu của bạn sẽ muốn biết thêm ý kiến của bạn trước khi kê toa Finasteride. Ngoài ra, bác sĩ cũng thực hiện kiểm tra toàn diện về các tình trạng hiện có và các loại thuốc bạn dùng

  • Nếu bạn ngừng dùng finasteride, rụng tóc sẽ quay trở lại.

Dutasteride (Avodart): Avodart kích thích mọc tóc bằng cách ngăn chặn DHT. Thuốc được đóng gói dưới dạng viên nang.

  • Dutasteride hoạt động tương tự như Finasteride. Thuốc Dutasteride ức chế hoạt động của enzym 5-alpha reductase loại II. Tuy nhiên, dutasteride cũng ức chế loại I của enzym. Việc ngăn chặn cả hai loại enzyme này sẽ làm giảm DHT nhiều hơn và giảm nguy cơ tổn thương các nang tóc.

  • Liều lượng sử dụng: Uống 0,5 mg/ngày.

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc: Giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, chóng mặt, suy tim, ung thư tuyến tiền liệt (cấp cao), rối loạn hệ thống miễn dịch…

  • Các liệu pháp này có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa rụng tóc thêm, từ đó làm chậm quá trình hói đầu. Tuy nhiên, hiệu quả tác động vào nang tóc đã “chết” để tóc mọc trở lại chưa được ghi nhận, vì vậy nếu phát hiện dấu hiệu của hói đầu, người bệnh nên sử dụng Dutasteride ở giai đoạn rụng tóc sớm hơn sẽ thấy kết quả thuận lợi hơn.

Điều trị hói đầu di truyền bằng phương pháp cấy tóc

Cấy tóc là một phương pháp y khoa giúp phân bố lại vị trí tóc trên da đầu, đặc biệt là những vùng da bị hói lâu năm. Cấy tóc có nhiều loại, như cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. 

Cấy tóc sinh học là phương pháp cấy tóc không phẫu thuật, mà sử dụng sợi tóc sinh học với cấu tạo đặc biệt để cấy vào da đầu giúp phục hồi tóc một cách tự nhiên sau khi cấy.

Phương pháp này có nhiều khuyết điểm như: phần tóc có thể bị viêm hoặc là dày sừng chân tóc, có thể bị nhiễm trùng và rụng luôn phần tóc hiện tại. Hơn nữa, phần tóc cấy vào không thể mọc dài, theo thời gian sẽ bị hủy hoại.  

Với cấy tóc tự thân, bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh của bệnh nhân từ vị trí này sang vị trí khác. Cấy tóc tự thân có 2 kỹ thuật cơ bản là FUT (follicle unit transplantation) và FUE (follicular unit extraction). Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm khác nhau.

1. Ghép đơn vị nang tóc (FUT)

Đây là phương pháp dùng một mảnh da đầu phía sau tai có nhiều tóc, tách ra từng gốc tóc và cấy vào vùng da bị hói. Mảnh da vừa cắt ra sẽ được khâu kín lại với kỹ thuật khâu đặc biệt, không để lại sẹo.

Thời gian phục hồi sau khi cấy ghép đơn vị nang tóc là từ 2 - 4 tuần. Quá trình phục hồi chủ yếu là phục thuộc vào tốc độ liền sẹo. Sau khi liền sẹo, tóc mới cũng sẽ bắt đầu mọc từ 3 đến 4 tháng sau khi phẫu thuật. 

2. Khai thác đơn vị nang tóc (FUE)

Sử dụng máy khoan để lấy từng gốc tóc ra khỏi da đầu một cách chính xác mà không để lại sẹo, không sưng, không đau, và phải lấy tóc nhiều lần. Phần nang tóc được lấy ra được cấy vào phần da đầu bị hói.

Ưu điểm chính của kỹ thuật khai thác đơn vị nang tóc là khả năng thành công cao với bệnh nhân để tóc. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân tóc dài yêu cầu thực hiện cấy ghép trong phạm vi nhỏ.

Tất nhiên, có những bất lợi đối với kỹ thuật FUE như người bệnh phải cạo trọc đầu, khu vực da đầu hiến nang tóc bị mỏng đi và giảm mật độ nang tóc dẫn đến thưa tóc. 

Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp cấy tóc giúp chân tóc phát triển tự nhiên mà không để lại sẹo, tóc mọc khỏe đẹp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp cấy tóc là có thể gây đau đớn, chi phí rất cao cho 1 liệu trình điều trị, tồn tại một số rủi ro nhất định như để lại sẹo, nhiễm trùng. Ngoài ra, tóc vẫn có thể rụng sau khi cấy tóc.

Điều trị hói đầu bằng liệu pháp laser mức độ thấp (LLLT)

Đây là liệu pháp được áp dụng trong việc điều trị hói đầu ở nam giới. Phương pháp này sẽ được dùng ánh sáng laser mức độ thấp (LLLT) thực hiện phần da đầu không có tóc, giúp kích thích các nang tóc mới phát triển, hạn chế tình trạng teo và tiêu nang tóc (là nguyên nhân gây hói đầu). Liệu pháp này được đánh giá là an toàn, đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là  giá thành cao, cần làm ở nơi uy tín bởi các chuyên gia có tay nghề cao để đảm bảo an toàn cho da đầu. Trong thời gian đầu sử dụng liệu pháp laser, người bệnh có cảm giác ngứa và mẩn đỏ.

0 Bình luận

Tin liên quan

Thứ Tư, 05/06/2024

10 mẹo vặt giúp cho người bận rộn giữ nhà cửa luôn sạch sẽ

  Vào tiết trời nồm, nếu không dọn dẹp sẽ khiến căn nhà trở nên ẩm mốc, khó chịu,… Một số mẹo vặt sau sẽ giúp ích nhiều cho những người bận rộn để nhà cửa luôn sạch sẽ. 1. Dầu làm sạch mỡ Nghe có...

Thứ Sáu, 31/05/2024

Gợi ý 8 tinh dầu đuổi muỗi dễ chịu, an toàn cho gia đình

Muỗi là tác nhân của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết. Do đó, tiêu diệt và xua đuổi muỗi ra khỏi khu vực sinh hoạt là điều cần thiết để bảo vệ sức...

Thứ Năm, 23/05/2024

4 Mẹo giúp bảo vệ áo quần không bị phai màu mà bạn có thể áp dụng ngay

Quần áo sau một thời gian sử dụng sẽ có dấu hiệu phai màu. Tùy thuộc vào cách giặt giũ và chăm sóc quần áo của bạn mà quá trình phai màu diễn ra nhanh hay chậm. Vậy làm thế...

Thứ Năm, 17/11/2022

21 cách trị hói đầu bằng phương pháp thiên nhiên hiệu quả tại nhà

Rụng tóc, hói đầu đang trở thành căn bệnh thời đại. Điều này không chỉ là nỗi ám ảnh của đàn ông mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Sử dụng thảo dược trị hói...

Đăng ký NHÀ PHÂN PHỐI

icon icon icon

Giỏ hàng